1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Tổng hợp 1 số cạm bẫy chuyển nhượng vốn công ty

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi seoga1991, 26/5/18.

  1. MB+ - Tại thị trường Việt Nam các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Đây có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi.

    Theo ghi nhận, trong quá trình mua bán đôi khi một vấn đề lớn bất chợt nảy sinh và trở thành nguy cơ làm thất bại toàn bộ giao dịch. Dưới đây là một vài cạm bẫy trong mua bán công ty tnhh mà bạn cần quan tâm:

    1. Thông tin không biết trước được

    Trường hợp này thường gặp khi người mua không được biết thông tin ngay từ ban đầu. Với người bán, thông tin dự án cần thể hiện đầy đủ và cẩn thận dù có thể có chút đánh bóng, nhưng cần chỉ rõ các thách thức như môi trường, tranh chấp hoặc biến động nhân sự có thể có. Một số người mua có thể sẽ ngại ngần, nhưng những người tiếp tục xem xét dự án thì có đủ cơ sở cân nhắc, tìm cách để giải quyết. Nếu có những thông tin bất lợi mà bên mua phát hiện chậm, họ sẽ rất hoảng sợ và sốc như bị lừa và trách "tại sao bên bán không cho biết điều đó"?

    Và hậu quả sẽ bất lợi cho quá trình mua bán tiếp theo. Khi đã mất lòng tin thì giao dịch khó có thể thực hiện.

    [​IMG]

    2. Thay đổi giao dịch

    Không gì gây thất vọng cho đối tác hơn là phải đàm phán lại khi hai bên đã có những cam kết sơ bộ nhất định và ký kết thỏa thuận ban đầu. Những yêu cầu phát sinh như điều chỉnh giá, kèo nhèo, nói đi nói lại không chỉ gây bực mình cho đối tác mà còn dễ làm hỏng toàn bộ giao dịch. Bên bán cần trình bày minh bạch, rõ ràng ngay từ đầu và kiên định không thay đổi trong suốt quá trình giao dịch.

    3. Không đạt được kết quả dự báo

    Thông thường phải mất từ 6 - 9 tháng, đôi khi lâu hơn để hoàn thành một giao dịch. Do thời gian kéo dài nên bên mua thường muốn được cập nhật các thông tin tài chính, so sánh kết quả hoạt động thực tế với những gì đã được cung cấp trong bản thông tin dự án. Có thể có vài sự chênh lệch nhỏ về số liệu, nhưng hầu hết các thương vụ bên mua sẽ cảm thấy lo lắng nếu không thể có được báo cáo hoặc dự báo hợp lý về kết quả hoạt động trong ngắn hạn.


    Thực tế, mối quan tâm và điều đối tác sẽ mua là dòng tiền trong tương lai. Do đó, những thay đổi đáng kể trong dự báo tài chính có thể dẫn đến sự điều chỉnh về giá. Lời khuyên với bên bán là trình bày các dự báo tốt nhất có tính khả thi hợp lý và sau đó cố gắng đạt được các dự báo đó. Điều này có thể là nguyên nhân duy nhất và lớn nhất có thể làm giao dịch thành công hay thất bại.
    : mua cong ty

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này