1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Xử trí đúng cách khi bị chảy máu cam

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenlybnc, 17/11/18.

  1. MB+ - Nhiều người khi bị chảy máu cam thì lập tức lấy tay bịt mũi lại và ngửa đầu ra sau. Quan điểm cho rằng như vậy máu sẽ không chảy ra ngoài nữa. Tuy nhiên đây là cách cầm máu hoàn toàn sai mà bạn cần lưu ý. Ngả đầu về sau sẽ khiến máu bị chảy ngược vào họng xuống dạ dày gây nên tình trạng nôn ói, máu không thể đông và sẽ bị sặc.

    Xem ngay: >>> Bạn có biết nguyên nhân chảy máu cam khi ngủ là gì không?

    Nếu bạn chảy máu mũi:

    Bạn biết rằng bạn nên gặp bác sĩ nếu việc chảy máu mũi của bạn là do chấn thương, ví dụ như một cú đấm. Nhưng nếu chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, bạn nên tuân theo những bước sau:

    - Đừng nằm xuống. Ngồi dậy hoặc đứng lên.

    - Sử dụng khăn giấy hoặc khăn ẩm để ngăn chảy máu.

    - Giữ đầu về phía trước (không ngửa đầu ra sau, nó có thể khiến máu chảy xuống cổ họng).

    - Bịt mũi và thở qua đường miệng. Làm điều này trong 10 phút. Đảm bảo bạn giữ mạnh trong 10 phút mà không dừng lại. Nó có vẻ rất lâu khi bạn thực sự làm điều này, do đó cần có thêm ai đó kiểm tra thời gian giúp bạn.

    - Nếu bạn chảy máu mũi không ngừng sau 10 phút bịt mũi, tiếp tục bịt mũi thêm 10 phút nữa. Nếu nó vẫn không dừng, hãy gọi người nhà nói chuyện với bác sĩ.

    - Không ngoáy, chà xát hoặc xì mũi - nó có thể khiến mũi bạn chảy nhiều máu hơn.

    [​IMG]


    Một số trường hợp khi bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc cấp cứu:

    - Bạn thấy chóng mặt, yếu, hoặc uể oải.

    - Mũi bạn chảy máu nhanh hơn hoặc bạn mất quá nhiều máu.

    - Bạn mới vừa bắt đầu uống một loại thuốc mới.

    - Bạn có các triệu chứng khác, ví dụ bầm tím bất thường trên cơ thể.

    - Bạn chảy máu trong thời gian dài sau khi bạn bị thương.

    - Bạn chảy máu từ nơi này sang nơi khác, ví dụ ở lợi.

    - Hãy coi chừng chảy máu mũi.

    Chúng ta cũng không nên làm những việc sau khi bị chảy máu cam:

    - Nhét gạc, bông gòn vào sâu trong mũi: không nên để các vật liệu thông thường, không đảm bảo vô khuẩn tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc mũi.

    - Không nằm khi bị chảy máu cam vì sẽ làm huyết áp trong đầu tăng lên. Huyết áp tăng lại làm máu xuống tĩnh mạch nhiều hơn rất khó cầm lại. Hơn nữa, khi nằm máu sẽ chảy xuống cổ họng gây nôn mửa.

    - Không tự ý lấy dị vật ra khỏi mũi: Nếu bị chảy máu cam do nhét dị vật vào trong mũi thì nên đến trạm y tế gần nhất. Không tự ý lấy dị vật ra ngoài vì có thể làm tình hình trở nên xấu hơn.

    - Sau khi máu ngừng chảy, không bôi kem, vaselin hay dùng thuốc xịt vì nó không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc mà có thể làm niêm mạc mũi bị nhiễm trùng.

    - Tránh khịt mũi trong vài giờ.

    - Tuyệt đối không nuốt máu cam để tránh nuốt phải chất độc do máu phân hủy thành.

    ► Cách trị chảy máu cam tại nhà

    Chảy máu cam sẽ không còn là điều khiến bạn phải lo lắng vì đã có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả ngay tại nhà. Các công thức dưới đây vô cùng đơn giản nhưng sẽ cải thiện tình trạng bị chảy máu cam nhanh chóng bạn nên áp dụng thử.

    - Dùng tỏi trị chảy máu cam:

    Bạn chỉ cần dùng vài củ tỏi tươi bóc vỏ đem giã cho thật nhuyễn. Sau đó để vào trong miếng vải mỏng chườm vào vùng mũi và điểm chính giữa lòng bàn chân. Đây là mẹo dân gian đã được nhiều người sử dụng cho thấy công hiệu cao.

    - Xoa bóp chữa chảy máu cam:

    Xoa bóp là cách giúp cơ thể được thư giãn, lấy lại sức lực sau thời gian làm việc mệt mỏi để hạn chế tình trạng chảy máu cam hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên xoa bóp khoảng 2 – 3 lần các huyệt ở chân, tay, khớp.

    - Bài thuốc dân gian trị chảy máu cam:

    Ngoài các mẹo trên, trong đông y người ta còn chọn cách nấu thuốc để uống với các công thức khá đơn giản.

    Bạn có thể dùng ngó sen tươi đem ninh nhừ chung với móng giò rồi ăn. Các dưỡng chất trong món này rất tốt cho cơ thể và đồng thời còn giúp thanh lọc, làm mát hiệu quả nhất.

    Hoặc bạn có thể dùng lá sen đem sao cháy rồi pha với nước sôi để uống đều đặn mỗi ngày cũng được. Với công thức này, cần phải kiên trì để tình trạng chảy máu cam không tái hiện lại.

    Đồng thời, để không bị chảy máu cam, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều rau củ, món ăn mát tốt cho cơ thể, hạn chế ăn đồ cay nóng, làm việc không quá sức nhé.

    Tuy nhiên, những cách trị chảy máu cam tại nhà này sẽ không thể đem lại hiệu quả cao như ý nếu bạn bị thường xuyên. Do đó, tốt hơn hết nên thăm khám bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất

    ► Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?

    Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa chứng chảy máu cam xảy ra, nhưng có một số việc bạn có thể làm để giúp giảm bớt nguy cơ chảy máu:

    - Giữ ẩm bên trong mũi. Bên trong mũi bị khô có thể gây chảy máu cam. Sử dụng bông tăm để nhẹ nhàng bôi một lớp dầu mỏng vào lỗ mũi ba lần một ngày, kể cả trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin hoặc Polysporin;

    - Bạn có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc phun thuốc vào lỗ mũi để giữ bên trong mũi ẩm ướt;

    - Sử dụng máy làm ẩm. Lỗ mũi của bạn có thể bị khô vì không khí trong nhà quá khô hanh.

    - Không hút thuốc vì có thể gây kích thích khô mũi;

    - Bạn đừng ngoáy mũi. Bên cạnh đó, không hỉ mũi hay ngoáy mũi quá mạnh tay. Nếu con bạn bị chảy máu cam do ngoáy mũi, hãy cắt ngắn móng tay cho bé và dạy bé không được làm vậy.

    - Bạn không nên sử dụng thuốc cảm lạnh và dị ứng quá thường xuyên bởi những loại thuốc này có thể làm khô mũi. Trong một số trường hợp, vài loại thuốc nhất định có thể gây chảy máu cam hoặc làm cho máu chảy nặng hơn. Bạn cần thảo luận về các loại thuốc với bác sĩ trước khi dùng.

    Để phòng tránh trường hợp bị chảy máu cam, chúng ta nên vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý nhất là đối với trẻ nhỏ. Hạn chế tối đa việc va đập mạnh lên vùng mũi. Trong thời tiết nóng bức nên có các biện pháp bổ sung độ ẩm để không gây tổn thương đến niêm mạc mũi. Thường xuyên bổ sung vitamin C giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị chảy máu cam.
    ___________
    Nguồn: http://binhnghiamst.com

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này